Những phiên bản khác nhau của món sủi cảo Trung Hoa

 Đã bao giờ bạn thắc mắc, không biết vì sao 3 loại bánh truyền thống của Trung, Nhật, Hàn lại giống nhau đến thế chưa?

Không nói đến những chiếc sủi cảo Trung Quốc vì chúng đã quá nổi tiếng, nhưng có một sự thật là mỗi khi vào nhà hàng Nhật thì trong thực đơn sẽ luôn có món Gyoza với chú thích là bánh xếp Nhật Bản. Mặt khác, khi nhìn vào thực đơn của các nhà hàng Hàn Quốc, ta cũng sẽ thấy hình những chiếc bánh tương tự, nhưng dưới cái tên khác là Mandu.


Nếu nói về nguồn gốc thì cả ba chiếc bánh Sủi cảo, Gyoza và Mandu đều có cùng một nguồn gốc, xuất xứ từ Trung Quốc. Tuy nhiên khi du nhập vào nhiều nước khác nhau, chiếc sủi cảo ban đầu đã từ từ chịu ảnh hưởng du nhập của nền văn hoá khác nhau. Hiện tại, cho dù nhìn trông rất giống nhau nhưng bên trong những chiếc bánh này vẫn có một vài sự khác biệt rõ rệt và sau đây là cách để phân biệt.


TRUNG QUỐC - SỦI CẢO

 

TRUNG QUỐC - SỦI CẢO

 

Sủi cảo hay còn được gọi bánh chẻo, là một món ăn truyền thống của người Trung Quốc. Món bánh này có thể được ăn quanh năm, song vẫn được ăn nhiều nhất vào các dịp Tết cổ truyền, tin rằng sẽ mang lại hạnh phúc. Sủi cảo có thể có nhiều loại nhân từ tôm, thịt, tép và thậm chí là các loại thịt bê, thịt cừu ở nhiều vùng khác nhau, cùng với nhân bắp cải. Sủi cảo của người Trung Quốc thường được ăn cùng giấm hay dầu mè.
Sủi cảo của Trung Quốc thường được chế biến luộc, hấp hoặc chiên. Một điều đáng lưu ý là phần vỏ của sủi cảo thường khá dày.


NHẬT BẢN – GYOZA

 

NHẬT BẢN – GYOZA

 

Dù là "hậu duệ" trực tiếp của Sủi cảo (Gyoza là phiên âm của tiếng Nhật của Jiaozi - sủi cảo), Gyoza không giống 100% mà vẫn có một vài điểm khác biệt nhất định. Theo như Andrea Nguyen - chủ nhân quyển sách Asian Dumplings, vỏ bánh của Gyoza có độ mỏng hơn. Và trong khi sủi cảo trong cùng một mẻ có thể khác nhau về kích cỡ, thì những chiếc Gyoza thường sẽ có kích cỡ hầu như bằng nhau. Đây là do vỏ bánh Gyoza thường được làm trước và đồng thời bảo quản lâu, trong khi bột bánh sủi cảo thì được làm ngay.

Phần nhân của Gyoza cũng xay mịn hơn. Đối với sủi cảo, ta còn có thể cảm nhận được vụn thịt nhưng phần nhân của Gyoza thường sẽ mịn đến mức mọi thành phần đều hoà tan vào nhau. Ngoài ra thì Gyoza thường cũng nhỏ hơn sủi cảo khá nhiều. Người Nhật thường có thể ăn hết một chiếc Gyoza chỉ trong 2 lần cắn.


HÀN QUỐC – MANDU

 

HÀN QUỐC – MANDU


So với phiên bản Trung và Nhật có khá nhiều loại nhân khác nhau thì Mandu Hàn Quốc thường chỉ có một loại nhân nhất định là thịt heo, nấm, hành, đậu hũ và trứng. Đậu hũ trong nhân cũng là điều khiến Mandu khác với hai loại bánh còn lại, bởi vì Hàn Quốc là quốc gia duy nhất dùng đậu hũ trong nhân. Đôi khi, nhân của Mandu cũng có thể có kim chi.


Mặc dù có cùng thuỷ tổ là chiếc sủi cảo Trung Quốc, nhưng Mandu lại có hình dạng giống với Gyoza nhiều hơn, với vỏ mỏng và hình dáng nhỏ nhắn tương tự. Ngoài ra thì Mandu cũng có thể được làm theo hình dạng tròn. Ngoài ra, trong khi sủi cảo thường phổ biến hơn với các phiên bản luộc và hấp, thì trong khi đó Hàn và Nhật lại nổi hơn với phiên bản chiên sơ sao cho vàng ở phần đế bánh.


Trên đây là cách phân biệt sủi cảo của 3 quốc gia Trung, Nhật, Hàn mà Nhà hàng bít tết Ngọc Hiếu muốn chia sẻ với bạn! Hi vọng bạn sẽ hiểu rõ hơn về Sủi cảo và đừng quên nếu ngại chế biến hãy ghé ngay qua Ngọc Hiếu để được thưởng thức hương vị tuyệt vời của các món sủi cảo ngon đúng điệu nhé!

____________________________

Nhà hàng bít tết Ngọc Hiếu với 4 cơ sở tại Hà Nội:

  • CS1: 52 Lê Ngọc Hân - Hòa Mã - Hai Bà Trưng - Hà Nội

  • Sđt: 02439782251

  • CS2: 107 Văn Cao - Ba Đình - Hà Nội

  • Sđt: 02437624317

  • CS3: 71 Trần Duy Hưng - Cầu Giấy - Hà Nội

  • Sđt: 024335558464

  • CS4: 18 Hàng Cót - Hoàn Kiếm - Hà Nội

  • 0247.303.2882

Hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đổi gió với Bò Bít Tết ngon trứ danh Hà Nội

Thịt bò chứa những giá trị dinh dưỡng nào?

Gợi ý một số cách ướp thịt bò bít tết ngon đúng chuẩn