Những cấp độ của món Bò Bít Tết bạn biết chưa?

 Thịt bò là nguyên liệu chính của món Bò Bít tết ngon, vì vậy thịt bò và cách nướng thịt bò ảnh hưởng lớn đến hương vị món ăn.

Là một món ăn đến có xuất xứ từ nước Pháp nhưng Bít tết (Beef Steak) từ lâu đã trở thành món ăn phổ biến trên toàn thế giới, trong đó đã trở thành món ăn yêu thích của nhiều thực khách Việt Nam. Thậm chí nó còn được phổ thông hóa, phù hợp với khẩu vị và mức độ kinh tế của từng khu vực. Với những người sành ăn, thậm chí họ còn có tiêu chuẩn ưa thích về món ăn này. 

Hẳn khi ăn món ăn này, bạn đã nghe đến rare, medium-rare, well-done, ... thế nhưng bạn có biết vì sao lại có khái niệm đó? Hãy cùng Ngọc Hiếu tìm hiểu nhé!
 
 
cac cap do chin cua thit bo va cach thuc hien
 
Các cấp độ chín của thịt bò tùy theo khẩu vị người ăn

Blue (Thịt sống)

 
Là thịt sống hoàn toàn chưa chế biến hay nấu nướng gì cả. Loại thịt này thường được chế biến món Steak Tarte, thịt bò được băm nhuyễn, sau đó được ướp một ít gia vị như muối, tiêu, rắc hành lá và trộn với lòng đỏ trứng gà sống để tăng hương vị. Là một món đáng để thử nếu bạn có khẩu vị khá độc lạ và yêu thích các loại thịt sơ chế. Tuy nhiên ở Việt Nam, món ăn này chưa thực sự phổ biến.
 

Rare (chín 25%)

 

Mỗi bên thịt được nướng cháy xém khoảng 2 phút. Nhiệt được tiếp xúc vào sâu trong giữa miếng thịt, nhiệt độ dao động từ 30 - 51°C nhưng vẫn đảm bảo giữ được độ đỏ tươi và mọng nước, không bị khô cứng. Để thưởng thức món bít tết ở cấp độ này ngon nhất, miếng thịt bò nên có độ dày khoảng 1 đốt ngón tay.
 

Medium-rare (chín 50%)

 
Nên nướng thịt trong 3-4 phút mỗi bên. Ở cấp độ này màu sắc của thịt cũng có phần nhạt đi. Bề mặt thịt có màu nâu và phần thịt tái hồng nhiều hơn. Nhiệt độ dao động từ 57 - 63°C. Thịt vẫn mọng nước và ngọt.
 

Medium (chín 75%)

 
Người châu Á đặc biệt yêu thích cấp độ này. Đây cũng là độ chín lí tưởng cho những thực khách lần đầu thưởng thức món này và chưa quen việc ăn sống. Đầu bếp mất khoảng hơn 4 phút mỗi mặt để đạt độ chín 75%. Ở cấp độ medium, thịt bò sẽ đạt độ chín tái vừa tới, có độ ẩm ngọt bên trong. Nhiệt độ dao động khoảng 63 - 68°C. Tuy nhiên vẫn giữ được độ mềm dai và ngọt, mọng của thịt.
 
 

Medium-well (chín 90%)

 
Khi nướng xong, nhiệt độ của thịt sẽ đạt ở mức 72-77°C và bên ngoài có màu nâu đậm hơn, phần thịt bên trong chỉ còn một chút màu hồng nhẹ và mất 5 phút để làm chín mỗi bên. Ở mức độ này, thịt vẫn còn độ mềm ngọt nhưng kém mọng nước hơn so với cấp độ trên.
 

Welldone (chín 100%)

 
Thịt được nướng ở nhiệt độ 77°C trở lên. Sau 6 phút nướng thì thịt mức độ này là chín đều hoàn toàn, thịt ráo, tỏa độ thơm nhất và có màu nâu hấp dẫn, dù nướng kĩ nhất nhưng với 6 phút thì thịt vẫn đạt chuẩn độ mềm và không bị khô khan.
 
Để chế biến được món Bò bít tết ngon hảo hạng, người đầu bếp cần chú ý từ khâu lựa chọn nguyên liệu, chuẩn bị, ướp gia vị và chế biến. Món nước sốt đặc biệt làm nên linh hồn món Bò bít tết, vì vậy cần đặc biệt chú ý đến nước sốt đi kèm. 
Quý khách hàng hãy ghé thăm nhà hàng Ngọc Hiếu, 1 trong những quán bò bít tết ngon nhất Hà Nội, với món bít tết mềm ngọt trong từng thớ thịt, nước sốt đặc dẻo béo ngậy, bánh mì kèm salad sẽ làm quý khách hàng mê mẩn. Hãy đến ngay với chúng tôi:
 
  • CS1: 52 Lê Ngọc Hân - Hòa Mã - Hai Bà Trưng - Hà Nội
  • SĐT: 02439782251
  • CS2: 107 Văn Cao - Ba Đình - Hà Nội
  • SĐT: 02437624317
  • CS3: 71 Trần Duy Hưng - Cầu Giấy - Hà Nội
  • SĐT: 024335558464
Hân hạnh phục vụ quý khách!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đổi gió với Bò Bít Tết ngon trứ danh Hà Nội

Thịt bò chứa những giá trị dinh dưỡng nào?

Gợi ý một số cách ướp thịt bò bít tết ngon đúng chuẩn